Kết quả tìm kiếm của bạn

Thông Tin Quy Hoạch Tỉnh Đồng Nai

Gửi bởi Phúc Trương trên 12/23/2022
0

Là một trong những tỉnh nằm tại khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Nai được biết đến đến với vai trò là một khu vực đang trong đà phát triển với nhiều dự án, công trình hạ tầng được đầu tư. Chính vì vậy Đồng Nai nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản trong những năm gần đây.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai mới nhất để xem định hướng cũng như tầm nhìn phát triển của khu vực này trong tương lai như thế nào nhé !

Thông tin tổng quan về tỉnh Đồng Nai

Là một tỉnh nằm trong vùng quy hoạch kinh tế trọng điểm tại khu vực phía Nam. Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai với diện tích 5907.2 km2. Tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính bao gồm:

  • Thành phố Biên Hòa
  • Thị xã Long Khánh
  • Huyện Long Thành
  • Huyện Nhơn Trạch
  • Huyện Vĩnh Cửu
  • Huyện Tân Phú
  • Huyện Định Quán 
  • Huyện Thống Nhất
  • Huyện Trảng Bom
  • Huyện Xuân Lộc
  • Huyện Cẩm Mỹ

ban-do-tinh-dong-nai

Với vị trí địa lý rất đẹp được bao quanh bởi sông Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố:

  • Phía Đông: Tỉnh Bình Thuận
  • Phía Bắc: Tỉnh Lâm Đồng
  • Phía Tây Bắc: Tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước
  • Phía Nam: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Phía Tây: Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng Nai là nơi đi qua của nhiều trục đường lớn, các tuyến giao thông quan trọng:

  • Quốc Lộ 1A
  • Quốc Lộ 51 và 56 kết nối đến Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Quốc Lộ 20 kết nối đến Tây Nguyên
  • Tuyến đường sắt Bắc – Nam
  • Gần cảng Sài Gòn, các tuyến lưu chuyển hàng hóa thông qua đường thủy sông Đồng Nai

Đồng Nai tập kết các tuyến giao thông quan trọng, quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai hướng tới việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động giao thương cả trong nước và quốc tế. Đây khu vực có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. 

Quy hoạch các hạ tầng trọng điểm tại Đồng Nai

Sân bay quốc tế Long Thành

Theo quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành có thể nói là dự án hạ tầng lớn nhất tại khu vực miền Nam ở thời điểm hiện tại. Với diện tích lên đến 5000ha, đây là một trong những mấu chốt quan trọng trong các hoạt động trung chuyển hàng hóa và đưa đón du khách tại khu vực miền Nam. 

Việc thi công và xây dựng sân bay quốc tế Long Thành tạo điều kiện thuận lợi cho các người dân tại khu vực miền Bắc có thể di chuyển trực tiếp đến tỉnh Đồng Nai. Đồng thời là bàn đạp cho các hoạt động du lịch tại khu vực miền Nam, giúp các du khách nước ngoài kết nối dễ dàng đến các địa điểm vui chơi tại đây.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành được chia ra làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Hoàn thiện và đi vào hoạt động 1 đường băng, 1 nhà ga cùng với đài kiểm soát không lưu. Dự kiến sẽ đón được 25 triệu lượt khách cùng với 1.2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
  • Giai đoạn 2: Hoàn thiện và đi vào hoạt động thêm 1 đường băng và 1 nhà ga. Nâng lưu lượng trung chuyển lên 50 triệu lượt khách và 1.5 tấn hàng hóa mỗi năm.
  • Giai đoạn 3: Hoàn thiện các hạng mục cuối cùng gồm 2 đường băng và 2 nhà ga cùng với các hạng mục phụ trợ. Đạt được công suất đề ra ban đầu gồm 100 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm

Xem thêm: Trung tâm an ninh Aqua City là gì?

quy-hoach-tinh-dong-nai

Cao tốc Long Thành – Dầu Giây

Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 và đi vào hoạt động từ tháng 02/2015, thực trạng quá tải thường xuyên bị quá tải diễn ra. Chính vì thế, theo quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tại tỉnh Đồng Nai, định hướng bắt đầu từ năm 2020 cho đến năm 2040. Cao tốc Long Thành – Dầu Giây sẽ được triển khai mở rộng theo từng giai đoạn, với mục tiêu sau khi hoàn thành sẽ tăng số làn xe từ 4 lên 12 làn xe. 

Cao tốc Long Thành – Dầu Giây có điểm bắt đầu từ đại lộ Mai Chí Thọ – Nút giao An Phú thuộc quận 2, TP. Hồ Chí Minh đến nút giao Dầu Giây trên quốc lộ 1A. Với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 20.000 tỷ VNĐ do chủ đầu tư là công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư và phát triển. 

Tổng chiều dài của cao tốc Long Thành – Dầu Giây là 55.7km. Theo quy hoạch mở rộng tuyến cao tốc, chiều dài tuyến đường mở rộng dài 24km gồm 2 phân đoạn

  • Nút giao An Phú đến nút giao Vành Đai 2:  Dài 4km, mở rộng lộ giới lên 36m với 8 làn xe 
  • Nút giao Vành Đai 2 đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Dài 20km, mở rộng lộ giới lên 42.5km với 8 làn xe

Khi hoàn thiện xây dựng, dự án cao tốc sẽ có 9 vị trí hầm chui và cầu vượt cùng 3 nút giao:

  • Nút giao đường Vành Đai 3 TP. Hồ Chí Minh
  • Nút giao đường 319B 
  • Nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
  • Nút giao phía Bắc của cảng sân bay quốc tế Long Thành

Định hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai

Để có thể kết hợp với kế hoạch chung của quốc gia, các thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai hướng tới việc phát triển đồng bộ hệ thống đô thị, hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho đến năm 2025 và định hướng lâu dài cho đến năm 2050. Trở thành một trung tâm giao thương kinh tế, là cửa ngõ của các hoạt động trung chuyển của khu vực Đông Nam Bộ và là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam.

Xem thêm: Báo cáo thị trường BĐS Đồng Nai 2022

Có độ cao trung bình chỉ 50m và không xảy ra các tình trạng ngập nước thường thấy như tại TP. Hồ Chí Minh. Việc triển khai quy hoạch các khu công nghiệp tại Đồng Nai ít tốn kém chi phí và thuận lợi trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua các quy hoạch phát triển các dự án hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi và là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của Đồng Nai đạt được mục tiêu đề ra. 

khu-cong-nghiep-tinh-dong-nai

Với vị thế địa lý sẵn có, quy hoạch chung của Đồng Nai nhằm khai thác tối đa các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nhân lực… Bên cạnh đó thu hút nguồn vốn FDI cũng như nguồn vốn đầu tư trong nước. Giải quyết những bất cập sẵn có tại tỉnh Đồng Nai như thiếu tính kết nối liên kết vùng và chưa khai thác được triệt để các lợi thế của tỉnh Đồng Nai.

Tiềm năng phát triển của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi, do vậy nơi đây trở thành một trong những khu vực rất năng động trong các hoạt động kinh tế. Đồng thời thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước kể từ khi các thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai trên giấy tờ được triển khai vào thực tế.

Xem thêm: mua bán nhà Aqua City

Là cửa ngõ của nhiều tuyến giao thông, các cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong các năm tới, theo đúng tiến độ thi công, tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn thành các tuyến giao thông huyết mạch. Giúp Đồng Nai phát triển mạnh mẽ và kinh tế – xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển công nghiệp – lĩnh vực kinh tế trọng tâm của tỉnh Đồng Nai.

thanh-pho-bien-hoa-dong-nai

Trong đó, thành phố Biên Hòa là khu đô thị loại III, đây một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Biên Hòa là đầu mối giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam. Tại thành phố Biên Hòa là nơi hoạt động của rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Amata, Loteco, Biên Hòa 1 và 2… Đây là một khu trung tâm công nghiệp, theo thống kê cho thấy Biên Hòa là nơi “tích trữ” hơn 3 tỷ USD về đầu tư sản xuất công nghiệp từ cà trong và ngoài nước.

Lời kết

Tỉnh Đồng Nai với điều kiện thuận lợi sẵn có, cùng sự quan tâm của nhà nước khi nhận được lượng lớn nguồn vốn đầu tư công để phát triển các công trình hạ tầng. Hứa hẹn đây là một trong những khu vực đầu tư bất động sản tiềm năng.

Để có thể cập nhật thêm những thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai mới nhất, các đọc giả có thể truy cập tại đường dẫn: https://amoland.vn/thong-tin-quy-hoach-tinh-dong-nai/

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

So sánh các bảng liệt kê